Kế hoạch cải tạo sông Tô Lịch Sông_Tô_Lịch

Dùng nước sông Hồng

Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Đề án này được coi như "tiểu đề án" đầu tiên thực hiện việc xử lý 3 vấn đề ô nhiễm môi trường bức xúc nhất trên địa bàn.[4][6]

Sử dụng nano-bioreactor

Ngày 16/05/2019, Hà Nội đã thí điểm phương án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ nano-bioreactor do Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật - Việt (JVE) thực hiện.[7] Sau đó, vào ngày 6/6/2019 chuyên gia Nhật Bản đã công bố kết quả thí điểm, trong vòng hơn 20 ngày công nghệ này đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu, các chỉ số về độ dày bùn, mùi hôi đã giảm đáng kể và khớp với chỉ số dự kiến trước đó.[8]

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi cho rằng, việc khoanh vùng 1 khu vực và xử lý nước chỉ giống như xử lý nước ao tù, không thể lấy kết quả đó để đưa ra kết luận chính xác về hiệu quả xử lý của công nghệ này nếu áp dụng với luồng chảy thực tế và lượng nước thải đổ vào liên tục từ các khu vực dân cư.

Dùng nước từ hồ Tây

Mặc dù không phải là một kế hoạch được đề ra từ trước đó, nhưng việc thành phố xả hơn 1 triệu mét khối nước từ hồ Tây vào giữa tháng 7/2019 đã góp phần làm cho nước sông cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, đây là hành động "bất khả kháng",[9] đồng thời lượng nước vô cùng lớn cũng đã gây thiệt hại cho dự án làm sạch bằng nano-bioreacter nói trên.[10]

Đề xuất "Giải pháp tổng thể" để cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch" bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản

Liên quan đến hoạt động xử lý cải tạo sông Tô Lịch, ngày 15/9/2020 Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE (JVE Group)-đơn vị đã từng thí điểm làm sạch sông Tô Lịch vào ngày 16/5/2019 đã có công văn báo cáo với Lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.

Phạm vi công việc của Dự án mà JVE Group đã đề xuất:

- Không tác động đến khu dân cư khu vực dọc chiều dài hai bên sông.

- Cải tạo theo kích thước thực tế các khu vực:

+Xây dựng hành lang dọc sông, kè bờ (kè thẳng đứng, bỏ phần mái cỏ hiện nay sau đó kè đáy khu vực sát hai bên bờ sông tạo hành lang đi dạo), không kè đáy lòng sông mà để tự nhiên)

+Giữ nguyên chiều rộng lòng sông, không thu hẹp lòng sông mà để tự nhiên.

- Xử lý tận gốc mùi hôi thối và các nguồn gây ô nhiễm ở bên trong và bên ngoài.

+Phần xử lý ô nhiễm bên trong (mùi, bùn đáy, chất ô nhiễm hữu cơ): Sử dụng Công nghệ Bio-Nano Nhật Bản để phân hủy tận gốc toàn bộ chất hữu cơ ô nhiễm nổi váng trên bề mặt, phân hủy tận gốc tầng bùn hữu cơ ở đáy và phân hủy tận gốc các yếu tố gây ra mùi hôi thối bốc lên là các khí độc như H2S (mùi trứng thối), NH3(mùi khai), CH4 vv...

+Phần xử lý ô nhiễm bên ngoài và cấp nước bổ cập: Kết hợp phối hợp đồng bộ với các Dự án mà Thành phố đã và đang triển khai như hệ thống thu gom nước thải bằng cống ngầm dưới lòng sông và cấp nước bổ cập trở lại cho sông bằng nước sau xử lý của Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá đảm bảo không chồng chéo Dự án để tránh lãng phí chi phí đầu tư.

- Xây dựng hệ thống giếng thu và đường hầm ngầm thoát lũ chống ngập tương tự hệ thống tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch (Diện tích 77,5 km2)

- Xây dựng hệ thống cảnh quan "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch"

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sông_Tô_Lịch http://thantienvietnam.com/chuyen-than-tien/670-vi... http://vanhoc.xitrum.net/truyencotich/vietnam/2006... http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Tre-xanh-trong-... http://www.anninhthudo.vn/Xa-hoi/Bao-gio-cong-hoa-... http://hn.24h.com.vn/tin-tuc-su-kien/ha-noi-song-t... http://dantri.com.vn/c20/s20-340073/rua-song-to-li... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... http://songtre.vn/new/index.php?Itemid=168&catid=8... http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/185037/Cong-phi... https://www.google.com/maps/@20.894505,105.840275,...